Phần 1
Đơn vị tiền tệ của Nhật Bản là đồng yên và có hai hình thức yên Nhật được lưu hành là tiền kim loại và tiền giấy.
Nhật lưu hành 2 loại hình của đồng yên là tiền kim loại và tiền giấy
Tiền kim loại có tất cả 6 mệnh giá gồm đồng 1 yên, 5 yên, 10 yên, 50 yên, 100 yên và 500 yên. Đồng 1 yên có trọng lượng 1 gram, đường kính 20mm, dày 1,2mm, được đúc bằng chất liệu nhôm nguyên chất 100%. Đồng 1 yên có giá trị thấp nhất trong các đơn vị tiền tệ Nhật Bản. Đồng 5 yên và 50 yên được thiết kế có lỗ tròn ở giữa. Hình thức trang trí này nhằm tiết kiệm nguyên liệu cũng như tạo sự khác biệt so với các loại tiền xu khác.
Đồng 500 yên có giá trị cao nhất trong 6 loại tiền xu của Nhật Bản. Đồng 500 yên được đúc với công nghệ chống giả mạo. Khi nghiêng bề mặt của đồng tiền, chúng ta có thể nhìn rõ chữ số 500 yên in chìm bên trong hai con số 0.
Đồng yên bằng kim loại
Hình thức tiền tệ thứ 2 của Nhật Bản là tiền giấy. Có tất cả 4 mệnh giá gồm 1.000, 2.000, 5.000 và 10.000 yên. Ngoại trừ tờ 2.000 yên, 3 loại bạc giấy còn lại được trang trí hình nhân vật nổi tiếng. Mặt trước của tờ 1.000 yên là chân dung nhà vi trùng học Noguchi Hideyo, người đã cống hiến cả cuộc đời sự nghiệp nghiên cứu bệnh sốt vàng da.
Tờ 1.000, 5.000 và 10.000 yên được trang trí hình nhân vật nổi tiếng
Đối với tờ 5.000 yên, mặt trước của nó là chân dung của nữ nhà văn và tiểu thuyết gia nổi tiếng thời Minh Trị Higuchi Ichiyo. Tờ 10.000 yên nổi bật với hình ảnh của nhà tư tưởng Fuku-zawa Yukichi sống vào cuối thời Edo đầu thời Minh Trị.
Tờ 2.000 yên với họa tiết hình ảnh chiếc cổng Shureimon
Tờ 2.000 yên không được trang trí bằng chân dung của nhân vật mà được thiết kế với họa tiết hình ảnh chiếc cổng Shureimon của thành cổ Shuri thuộc Vương quốc Lưu Cầu ngày xưa trên mặt trước. Công trình lịch sử của tỉnh Okinawa này được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2000.
Trong nhiều thế kỉ qua, tiền không chỉ được người Nhật sử dụng vào mục đích trao đổi thương mại mà còn mang ý nghĩa tâm linh.
Ngoài mục đích trao đổi thương mại, tiền còn mang ý nghĩa tâm linh
Người Nhật có thói quen viếng chùa Phật giáo hoặc đền Thần Đạo vào những ngày đầu năm mới hay các dịp lễ để cầu Thần Phật phù hộ. Họ dâng lễ vật cầu xin bằng tiền, thường là tiền kim loại có mệnh giá thấp, tuy nhiên, cũng có nhiều người dâng tiền giấy có giá trị cao. Người Nhật tin rằng, những nơi linh thiêng như thế này có quyền năng giúp họ trở nên giàu có.
Otoshi-dama là tiền lì xì năm mới. Vào ngày mùng 1 Tết, trẻ em Nhật Bản nhận được các phong bao lì xì từ ông bà, cha mẹ và người thân trong gia đình.
Ngày xưa, quà năm mới cho trẻ con chỉ là những chiếc bánh gạo mochi với mong muốn các bé mau ăn, chóng lớn và thành công trong học hành. Dần dần, bánh gạo được thay thế bằng phong bao đựng tiền. Đây là món quà đầu năm được trẻ em Nhật Bản mong chờ nhất.
Tiền mừng tuổi dịp đầu năm mới dành cho các em nhỏ có họa tiết nhí nhảnh, đáng yêu
Tiền cũng được sử dụng làm quà tặng trong các sự kiện mang tính văn hóa truyền thống khác của người Nhật. Khi tham dự lễ cưới ở Nhật, người ta mừng cô dâu chú rể bằng phong bì có chứa tiền. Phong bì dành cho sự kiện đại hỷ này có tên gọi Go-shu-gi, chúng được trang trí rất đẹp. Tiền mừng trong ngày cưới nhằm mục đích cầu chúc đôi uyên ương khởi đầu cuộc sống mới thuận lợi, hạnh phúc. Tùy mối quan hệ thân sơ giữa khách và cô dâu chú rể, số tiền trong Go-shu-ji dao động từ 10.000 đến 100.000 yên, tương đương 2,3 triệu đến 23 triệu đồng Việt Nam. Các tờ tiền phải là tiền mới.
Go-shu-gi được trang trí rất đẹp mắt
Một số địa phương ở Nhật Bản cũng có những phong tục tập quán độc đáo liên quan đến tiền. Người dân ở ngôi làng Higashi dori thuộc tỉnh Ao-mori sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt cá và chăn nuôi gia súc. Đến tháng 9 hàng năm, dân làng tổ chức một buổi lễ truyền thống để cầu nguyện sức khỏe vật nuôi. Vào ngày này, mọi người tụ tập bên ngoài các ngôi nhà nuôi nhiều gia súc trong vùng để nhặt những đồng xu do chủ nhà ném về phía họ.
Phong tục ném tiền xu đã tồn tại ở Higashi dori từ rất lâu. Dân làng quan niệm rằng, đây là cách họ dâng hiện kim lên thần linh để cầu mong việc làm ăn tiến triển tốt đẹp, đối với người nhặt tiền xu thì đấy là điều may mắn.
Nhiều người tìm đến đền Thần Đạo Zenia-rai Benten…
…để rửa tiền với hy vọng được nhiều tiền hơn
Tại thành phố Kama-kura thuộc tỉnh Kana-gawa có ngôi đền Thần Đạo Zenia-rai Benten rất nổi tiếng. Nơi đây còn được biết đến với tên gọi “Ngôi đền dùng để gột rửa tiền”. Người ta tin rằng, nếu dùng nguồn nước suối chảy ra từ hang động của ngôi đền để rửa tiền thì họ sẽ có được nhiều tiền hơn.
Thanh Tâm
Nguồn: http://thvl.vn/?p=53433
Đơn vị tiền tệ của Nhật Bản là đồng yên và có hai hình thức yên Nhật được lưu hành là tiền kim loại và tiền giấy.
Nhật lưu hành 2 loại hình của đồng yên là tiền kim loại và tiền giấy
Tiền kim loại có tất cả 6 mệnh giá gồm đồng 1 yên, 5 yên, 10 yên, 50 yên, 100 yên và 500 yên. Đồng 1 yên có trọng lượng 1 gram, đường kính 20mm, dày 1,2mm, được đúc bằng chất liệu nhôm nguyên chất 100%. Đồng 1 yên có giá trị thấp nhất trong các đơn vị tiền tệ Nhật Bản. Đồng 5 yên và 50 yên được thiết kế có lỗ tròn ở giữa. Hình thức trang trí này nhằm tiết kiệm nguyên liệu cũng như tạo sự khác biệt so với các loại tiền xu khác.
Đồng 500 yên có giá trị cao nhất trong 6 loại tiền xu của Nhật Bản. Đồng 500 yên được đúc với công nghệ chống giả mạo. Khi nghiêng bề mặt của đồng tiền, chúng ta có thể nhìn rõ chữ số 500 yên in chìm bên trong hai con số 0.
Đồng yên bằng kim loại
Hình thức tiền tệ thứ 2 của Nhật Bản là tiền giấy. Có tất cả 4 mệnh giá gồm 1.000, 2.000, 5.000 và 10.000 yên. Ngoại trừ tờ 2.000 yên, 3 loại bạc giấy còn lại được trang trí hình nhân vật nổi tiếng. Mặt trước của tờ 1.000 yên là chân dung nhà vi trùng học Noguchi Hideyo, người đã cống hiến cả cuộc đời sự nghiệp nghiên cứu bệnh sốt vàng da.
Tờ 1.000, 5.000 và 10.000 yên được trang trí hình nhân vật nổi tiếng
Đối với tờ 5.000 yên, mặt trước của nó là chân dung của nữ nhà văn và tiểu thuyết gia nổi tiếng thời Minh Trị Higuchi Ichiyo. Tờ 10.000 yên nổi bật với hình ảnh của nhà tư tưởng Fuku-zawa Yukichi sống vào cuối thời Edo đầu thời Minh Trị.
Tờ 2.000 yên với họa tiết hình ảnh chiếc cổng Shureimon
Tờ 2.000 yên không được trang trí bằng chân dung của nhân vật mà được thiết kế với họa tiết hình ảnh chiếc cổng Shureimon của thành cổ Shuri thuộc Vương quốc Lưu Cầu ngày xưa trên mặt trước. Công trình lịch sử của tỉnh Okinawa này được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2000.
Trong nhiều thế kỉ qua, tiền không chỉ được người Nhật sử dụng vào mục đích trao đổi thương mại mà còn mang ý nghĩa tâm linh.
Ngoài mục đích trao đổi thương mại, tiền còn mang ý nghĩa tâm linh
Người Nhật có thói quen viếng chùa Phật giáo hoặc đền Thần Đạo vào những ngày đầu năm mới hay các dịp lễ để cầu Thần Phật phù hộ. Họ dâng lễ vật cầu xin bằng tiền, thường là tiền kim loại có mệnh giá thấp, tuy nhiên, cũng có nhiều người dâng tiền giấy có giá trị cao. Người Nhật tin rằng, những nơi linh thiêng như thế này có quyền năng giúp họ trở nên giàu có.
Otoshi-dama là tiền lì xì năm mới. Vào ngày mùng 1 Tết, trẻ em Nhật Bản nhận được các phong bao lì xì từ ông bà, cha mẹ và người thân trong gia đình.
Ngày xưa, quà năm mới cho trẻ con chỉ là những chiếc bánh gạo mochi với mong muốn các bé mau ăn, chóng lớn và thành công trong học hành. Dần dần, bánh gạo được thay thế bằng phong bao đựng tiền. Đây là món quà đầu năm được trẻ em Nhật Bản mong chờ nhất.
Tiền mừng tuổi dịp đầu năm mới dành cho các em nhỏ có họa tiết nhí nhảnh, đáng yêu
Tiền cũng được sử dụng làm quà tặng trong các sự kiện mang tính văn hóa truyền thống khác của người Nhật. Khi tham dự lễ cưới ở Nhật, người ta mừng cô dâu chú rể bằng phong bì có chứa tiền. Phong bì dành cho sự kiện đại hỷ này có tên gọi Go-shu-gi, chúng được trang trí rất đẹp. Tiền mừng trong ngày cưới nhằm mục đích cầu chúc đôi uyên ương khởi đầu cuộc sống mới thuận lợi, hạnh phúc. Tùy mối quan hệ thân sơ giữa khách và cô dâu chú rể, số tiền trong Go-shu-ji dao động từ 10.000 đến 100.000 yên, tương đương 2,3 triệu đến 23 triệu đồng Việt Nam. Các tờ tiền phải là tiền mới.
Go-shu-gi được trang trí rất đẹp mắt
Một số địa phương ở Nhật Bản cũng có những phong tục tập quán độc đáo liên quan đến tiền. Người dân ở ngôi làng Higashi dori thuộc tỉnh Ao-mori sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt cá và chăn nuôi gia súc. Đến tháng 9 hàng năm, dân làng tổ chức một buổi lễ truyền thống để cầu nguyện sức khỏe vật nuôi. Vào ngày này, mọi người tụ tập bên ngoài các ngôi nhà nuôi nhiều gia súc trong vùng để nhặt những đồng xu do chủ nhà ném về phía họ.
Phong tục ném tiền xu đã tồn tại ở Higashi dori từ rất lâu. Dân làng quan niệm rằng, đây là cách họ dâng hiện kim lên thần linh để cầu mong việc làm ăn tiến triển tốt đẹp, đối với người nhặt tiền xu thì đấy là điều may mắn.
Nhiều người tìm đến đền Thần Đạo Zenia-rai Benten…
…để rửa tiền với hy vọng được nhiều tiền hơn
Tại thành phố Kama-kura thuộc tỉnh Kana-gawa có ngôi đền Thần Đạo Zenia-rai Benten rất nổi tiếng. Nơi đây còn được biết đến với tên gọi “Ngôi đền dùng để gột rửa tiền”. Người ta tin rằng, nếu dùng nguồn nước suối chảy ra từ hang động của ngôi đền để rửa tiền thì họ sẽ có được nhiều tiền hơn.
Thanh Tâm
Nguồn: http://thvl.vn/?p=53433
0Awesome Comments!