Giá trị của các đồng xu cổ xét về phương diện sưu tập phụ thuộc vào hiện trạng của đồng xu, ý nghĩa lịch sử khi nó ra đời, độ hiếm, chất lượng và (tất nhiên) là cả vẻ đẹp của mẫu thiết kế trên đồng xu.
Một đồng xu trước khi ra đời đã được “chuẩn hoá” về khối lượng và
thiết kế rồi mới được đem sản xuất với số lượng lớn để tham gia vào các
giao dịch thương mại.
Dưới đây là những đồng xu cổ hiếm có và có giá trị lớn đối với các
nhà sưu tập. Hãy nhìn vào thiết kế để thấy hết giá trị mỹ thuật của từng
đồng xu.
Flowing Hair Dollar (Đồng Tóc bay)Tháng 10/1795, đồng Flowing Hair Dollar không còn được đúc nữa mà thay bằng đồng Draped Bust Dollar. Vì ý nghĩa lịch sử và số lượng ít ỏi của những đồng Flowing Hair mà tháng 5/2005, một đồng Flowing Hair Dollar được sản xuất năm 1794 đã được mua với giá 7,85 triệu đô la, mức cao nhất từng được ghi nhận trong lịch sử đấu giá tiền xu. Flowing Hair hiện giờ vẫn là đồng xu hiếm nhất và đắt nhất thế giới.
Một mặt của đồng xu được là hình Nữ thần Colombia - Nữ thần bảo hộ của nước Mĩ và một mặt là con đại bàng Bald Eagle với chỏm lông trắng trên đầu - loài chim đặc trưng, chỉ xuất hiện ở vùng Bắc Mĩ. Những cành ô-liu tượng trưng cho chiến thắng bao bọc lấy thân hình con đại bàng cho thấy tinh thần tự tôn của dân tộc Mĩ. Có thể nói trong đồng xu đầu tiên được chính quyền liên bang Mĩ thiết kế này đã tập trung tất cả những gì nghiêm trang, cao quý nhất của đất Mĩ.
Một dân tộc được bảo hộ bởi thần thánh, một loài chim tượng trưng cho sức mạnh, tốc độ, sự tinh tường, thống trị cả bầu trời là loài vật mang tinh thần của người dân Mĩ. Một dân tộc như vậy nhất định phải dành chiến thắng (cành ô-liu). Đó chính là ý nghĩa xâu xa của mẫu đồng xu thiết kế cầu kỳ và tinh xảo này. Từng cánh lá nhỏ trong cành ô-liu đều được thể hiện mềm mại, mái tóc tung bay của nữ thần Colombia và đôi cánh như sắp bay lên của con đại bang khiến đồng xu thực sự là một tác phẩm nghệ thuật.
1933 Double Eagle (Đồng Đại bàng đúc năm 1933)
Một đồng Double Eagle hiếm hoi từng được mua với giá 7,59 triệu đô la. Năm 1933 có tất cả 445.500 đồng vàng thế này được đúc ra và đó cũng là năm duy nhất đồng Double Eagle được sản xuất. Dù đã được xuất xưởng nhưng thực sự chưa mấy người được thấy nó lưu hành trên thị trường. Có lẽ vì nó được sản xuất từ vàng ròng nên đã được bí mật thu hồi lại để đưa vào dự trữ vàng quốc gia, giả thiết này có thể lý giải tại sao việc lưu hành của đồng xu này trên thị trường lại kỳ lạ như vậy. Ý tưởng của đồng Đại bàng là biểu tượng cho cuộc chiến kinh tế trên thị trường tương tác toàn cầu đầu thế kỷ 20.
Đồng vàng này một mặt khắc hoạ nữ thần Tự Do một tay giơ cao bó đuốc sáng ngời dẫn lỗi cho con người tìm tới ánh sáng tự do, một tay cầm nhánh ô-liu biểu tượng cho người chiến thắng. Mặt bên kia vẫn là hình ảnh biểu trưng quen thuộc của con đại bàng Bald Eagle trong tư thế đang bay. Nhưng ở đồng xu này, con đại bàng thậm chí còn bay cao hơn mặt trời. Nhữn tia sáng của ánh mặt trời hắt lên thân hình con chim kiêu hãnh đang sải cánh. Dòng chữ IN GOD WE TRUST (Chúng con tin vào Chúa) tạo thành hình vòng khung biểu trưng cho mặt trời, niềm tin của người dân Mĩ vào Chúa chính là ánh sáng dẫn dắt họ tới vinh quang. Quả thực, bộ Hiến pháp đầu tiên được chính quyền Liên bang Mĩ tạo ra cũng dựa trên tinh thần của Kinh thánh.
Có thể nói Mĩ là một trong những quốc gia sùng đạo. Trong những thiết kế tiền xu của Mĩ, ta thấy được sự tinh tế trong ý tưởng, sự xúc tích trong diễn đạt và sự tinh xảo trong chế tác. Ở đồng xu này, bộ quần áo của Nữ thần Tự Do như đang bay phấp phới, để lộ đôi chân như đang dấn bước leo lên một đỉnh núi cao hơn, đôi cánh đại bàng thực sự như đang có gió lùa qua với từng chi tiết trên đôi cánh được khắc hoạ thật mềm dẻo và khéo léo, từng tia sáng hắt ra từ phía mặt trời cho tới dòng chữ được khắc nhỏ xíu trên đồng xu. Tất cả những điều đó cho ta thấy nghệ thuật chế tác tiền xu tinh xảo của một đất nước vừa mới giành được độc lập và mới bắt đầu có kinh nghiệm sản xuất đồng tiền của riêng mình.
Đồng Edward Đệ Tam
Một mặt đồng xu là hình nhà vua lên ngôi dưới một tấm trướng, mặt bên kia là hình đầu hai con báo – loài vật biểu trưng cho nước Anh và xuất hiện trong quốc huy của Anh. Nh à vua cầm trên tay cây thập tự Hoàng gia. Hình ảnh này rất đa nghĩa, nó không chỉ khiến người ta hình dung ra nhà vua mà còn hình dung ra cả Chúa. Thật sự thiết kế của đồng Edward III mang ý nghĩa tôn giáo với thiết kế hết sức cầu kỳ và tinh xảo, thể hiện nền văn hoá lâu đời và giàu có của một Vương quốc hưng thịnh hàng đầu Châu Âu.
Silver Dollar (Đồng bạc Mĩ đúc năm 1804)
Đồng bạc này tới nay có tất cả 17 mẫu nhái được chia ra thành 3 cấp khác nhau. 10 mẫu nhái cấp 1 đúc khoảng năm 1834, một dạng tiền giả đương thời. 1 mẫu loại 2 và 6 mẫu loại 3 được đúc trong khoảng thời gian từ 1858 đến 1860.
Một mặt của đồng xu khắc hoạ Nữ thần Tự Do với mái tóc bồng bềnh và một mặt là quốc huy của Mĩ hiện tại với ý nghĩa vô cùng đa chiều: Vẫn là con đại bang quen thuộc nhưng lần này trên đầu nó có 13 ngôi sao tượng trưng cho 13 bang đầu tiên tạo nên nước Mĩ, trên ngực là tấm khiên có 13 sọc, hai bên móng vuốt nắm chặt 13 mũi tên và cành ô-liu có 13 chiếc lá. Trên mỏ con đại bàng ngậm dòng chữ Latin “E pluribus unum” nghĩa là “Từ nhiều thành một” ám chỉ nước Mĩ như một bát salad rau củ, tuy có nhiều nhóm cộng đồng với sắc tộc, màu da, tôn giáo… khác nhau nhưng khi trộn lại sẽ tạo thành một nước Mĩ hoà hợp, thống nhất, một khối đoàn kết không rời có sức mạnh vô địch tạo ra từ sự đa dạng chủng tộc, và trong cái chung vẫn có cái riêng giống như vị của mỗi loại rau củ trong bát salad chẳng thể nào bị lẫn hoặc quên đi. Một lần nữa, thiết kế đồng xu của Mĩ lại khiến những nhà sưu tập phải thán phục vì sự đa tầng ý nghĩa, chỉ một đồng xu con con mà diễn đạt đủ cả thông điệp của một dân tộc. Nó quả xứng đáng trở thành một trong những đồng xu được săn lùng nhất thế giới.
Đồng Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị
Hồ Bích Ngọc
Theo List
Nguồn: http://dantri.com.vn/van-hoa/gia-tri-my-thuat-cua-dong-tien-629984.htm
0Awesome Comments!