Hàng triệu đồng xu Ấn Độ đang được vận chuyển lậu qua nước láng giềng Bangladesh để biến thành những chiếc dao cạo râu. Và "dòng chảy" này đang gây nên tình trạng thiếu tiền xu nghiêm trọng ở nhiều vùng miền Ấn Độ.
Tiền xu rất hiếm ở vùng đông bắc Ấn Độ. |
Cảnh sát ở Calcutta cho biết, vụ bắt giữ một người bán tạp phẩm mới đây đã cho thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Họ đã thu giữ một cỗ máy nung chảy khổng lồ mà người đàn ông này vận hành trong một túp lều ọp ẹp.
Thủ phạm thừa nhận đã nung chảy hàng chục nghìn đồng xu Ấn Độ để đúc thành những chiếc dao cạo và sau đó vận chuyển sang Bangladesh.
"Xu một rupee, thực tế, sẽ có giá 35 rupee bởi vì từ một xu đó chúng tôi có thể sản xuất ra 5 đến 7 chiếc dao cạo", người bán tạp phẩm khai báo với cảnh sát.
Cảnh sát cho biết, ban đầu những kẻ buôn lậu đưa tiền xu vào Bangladesh rồi mới nung chảy. Nhưng vì mức độ hoạt động ngày càng lớn nên có thêm nhiều người ở Ấn Độ làm công việc này trước rồi bán chúng đi dưới dạng dao cạo.
Cảnh sát cho biết, ban đầu những kẻ buôn lậu đưa tiền xu vào Bangladesh rồi mới nung chảy. Nhưng vì mức độ hoạt động ngày càng lớn nên có thêm nhiều người ở Ấn Độ làm công việc này trước rồi bán chúng đi dưới dạng dao cạo.
Để giải quyết tình trạng thiếu tiền xu, một số nông trường chè ở bang Assam thuộc miền đông bắc đã phải viện đến cách ban hành những mảnh đồng xu bằng bìa các-tông cho nhân viên của mình. Dấu hiệu phân loại được in lên những miếng bìa này và chúng được sử dụng để mua bán trao đổi bên trong các nông trường.
Tiền xu cũng là một hàng hóa Guwahati. |
Những đồng xu bằng bìa các-tông này có cùng kích cỡ với xu thật và mệnh giá được in lên bề mặt. "Chúng tôi sẽ phạm tội nếu để những mảnh bìa này lọt ra ngoài. Nhưng chúng tôi phải sử dụng chúng bên trong nông trường bởi vì tiền xu ở đây rất hiếm", người quản lý một nông trường chè ở miền bắc Assam cho hay.
"Làm hết sức mình"
Theo các quan chức tình báo Ấn Độ, hiện có hàng triệu đồng xu đang "tìm đường" sang Bangladesh.
Họ đã báo động cho Lực lượng An ninh biên giới bán quân sự (BSF) đang được triển khai dọc biên giới Ấn Độ - Bangladesh để rà soát và kiểm tra chặt chẽ.
"Làm hết sức mình"
Theo các quan chức tình báo Ấn Độ, hiện có hàng triệu đồng xu đang "tìm đường" sang Bangladesh.
Họ đã báo động cho Lực lượng An ninh biên giới bán quân sự (BSF) đang được triển khai dọc biên giới Ấn Độ - Bangladesh để rà soát và kiểm tra chặt chẽ.
"Chúng tôi biết rõ những đồng xu của chúng tôi đang vượt qua biên giới mỗi ngày và chúng tôi đang nỗ lực hết sức mình để ngăn chặn tình trạng này", một quan chức cấp cao thuộc BSF nói.
Trước kia, các đồng xu Ấn Độ được nung chảy với khối lượng lớn ở những nơi như Calcuta. Để ngăn chặn tình trạng này, các nhà máy đúc tiền đã giảm chất lượng kim loại của đồng xu nhưng không mang lại kết quả.
Trước kia, các đồng xu Ấn Độ được nung chảy với khối lượng lớn ở những nơi như Calcuta. Để ngăn chặn tình trạng này, các nhà máy đúc tiền đã giảm chất lượng kim loại của đồng xu nhưng không mang lại kết quả.
Các nhà chức trách đã tiến hành nhiều biện pháp để giải quyết tình hình.
Chỉ riêng ở Calcutta, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ đã phải tung ra một lượng tiền xu trị giá gần 6 triệu rupee để khắc phục tình trạng thiếu hụt trong vòng 2 tuần qua.
Chỉ riêng ở Calcutta, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ đã phải tung ra một lượng tiền xu trị giá gần 6 triệu rupee để khắc phục tình trạng thiếu hụt trong vòng 2 tuần qua.
Mỗi khi tình trạng này xảy ra, từng đoàn người lại xếp hàng dài bên ngoài văn phòng khu vực của Ngân hàng ở trung tâm thành phố. Nhiều người nhân cơ hội này mở những cửa hàng tạm và ra sức thu thập tiền xu để sau đó bán chúng với giá cao hơn.
Tiền xu Ấn Độ có giá hơn nhiều khi chúng bị nung chảy và được sản xuất thành dao cạo. |
"Chúng tôi xếp hàng dài chờ tới lượt nhưng tiền xu có thể hết bất cứ lúc nào. Những người xếp hàng trước mua hết rồi sau đó lại bán chúng đi", một người buôn bán nhỏ tên là Nitai Banik than phiền.
Cũng vì thiếu tiền xu, một số người bán thường yêu cầu khách mua nhiều để trả tiền chẵn hoặc trả lại bằng kẹo hoặc thuốc lá. Tuyệt vọng, một số chủ cửa hiệu thậm chí còn "hợp tác" với người ăn xin để có nguồn cung tiền lẻ đều đặn.
Tình trạng thiếu tiền xu hiện nghiêm trọng nhất ở thị trấn Agartala, giáp biên giới với Bangladesh. Đây được tin là trung tâm buôn bán lậu lớn. Ở đây, những người làm nghề xe ôm nói rằng họ chẳng còn đồng xu lẻ nào để trả lại. Còn tại Guwahati, thủ phủ của tỉnh Assam và là trung tâm thương mại của vùng đông bắc Ấn Độ, những đồng xu nhỏ mệnh giá 50 paisa đã gần như không còn hiện diện.
Cũng vì thiếu tiền xu, một số người bán thường yêu cầu khách mua nhiều để trả tiền chẵn hoặc trả lại bằng kẹo hoặc thuốc lá. Tuyệt vọng, một số chủ cửa hiệu thậm chí còn "hợp tác" với người ăn xin để có nguồn cung tiền lẻ đều đặn.
Tình trạng thiếu tiền xu hiện nghiêm trọng nhất ở thị trấn Agartala, giáp biên giới với Bangladesh. Đây được tin là trung tâm buôn bán lậu lớn. Ở đây, những người làm nghề xe ôm nói rằng họ chẳng còn đồng xu lẻ nào để trả lại. Còn tại Guwahati, thủ phủ của tỉnh Assam và là trung tâm thương mại của vùng đông bắc Ấn Độ, những đồng xu nhỏ mệnh giá 50 paisa đã gần như không còn hiện diện.
Nguồn: http://vietbao.vn/The-gioi/Nhung-dong-xu-gap-35-lan-menh-gia-khi-thanh-dao-cao/20711241/159/
0Awesome Comments!